Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Giới thiệu chung

Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt - với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

MORE:
Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng được thành lập từ những ngày đầu giải phóng, trải qua hơn 40 năm hoạt động, các thế hệ cán bộ và nhân viên của bảo tàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn đảm đương tốt công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.
Sau nhiều lần thay đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của bảo tàng ngày càng trở nên hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Ngày 28/8/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc sáp nhập Ban quản lý di tích Cát Tiên vào Bảo tàng Lâm Đồng. Quyết định đã quy định về chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Bảo tàng Lâm Đồng dựa trên những đặc thù riêng của tỉnh Lâm Đồng.

  • Sơ đồ tổ chức:

MORE:
Kết quả công tác nghiên cứu, sưu tầm - yếu tố quyết định nội dung trưng bày, triển lãm

Ngay sau khi đất nước độc lập, thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8 năm 1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt, với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh. Trải qua 46 năm hình thành và phát triển, Bảo tàng Lâm Đồng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và nhiều lần được nhận bằng khen của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

Lễ kết nạp Đội TNTP Hồ Chí Minh tại địa chỉ đỏ - Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt

Hòa chung với không khí thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023) và kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt” (24/3/1963 - 24/3/2023). Xác định công tác phát triển đội viên mới là một nhiệm vụ trọng tâm không thể thiếu được nhằm tạo lực lượng kế thừa cho hoạt động sau này.

Tượng Ganesa tại Di tích Khảo cổ Cát Tiên

Di tích khảo cổ Cát Tiên thuộc thôn 1 – xã Quảng Ngãi – huyện Cát Tiên – tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện được hàng chục cuộc khai quật lớn nhỏ xuyên suốt từ khi phát hiện cho đến nay. Hơn một ngàn hiện vật đã được phát hiện. Mỗi một hiện vật mang một ý nghĩa, một câu chuyện khác nhau. Trong số những hiện vật đã phát hiện, tôi có ấn tượng rất lạ với tượng thần Ganesa không chỉ bởi hình thức thể hiện bên ngoài lạ mắt mà còn là câu chuyện thú vị về nguồn gốc vị thần này.

Có thể thấy rằng, loại hình tượng phát hiện ở di tích khảo cổ Cát Tiên tương đối ít. Trong số hiện vật đã khai quật tại Cát Tiên, chỉ phát hiện được 3 tượng Ganesa với những kích thước lớn nhỏ khác nhau. Có thể chủ nhân di tích Cát Tiên xưa không chú trọng nhiều đến vấn đề chế tác tượng thờ hay phù điêu mà chỉ tập trung vào việc xây dựng đền thờ và hiện vật bằng các chất liệu khác như vàng, bạc, đá quý,… Hoặc cũng có thể các tượng đã bị thất lạc trong các cuộc đào trộm trước đó?

Gặp mặt đại biểu cựu tù chính trị Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt

Quang cảnh buổi gặp mặt đại biểu cựu tù chính trị Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt (Ảnh: Giáp Thắng)

Tham dự cuộc gặp mặt, đại biểu cựu tù chính trị thiếu nhi có Anh hùng lực lượng vũ trang Ngô Tùng Chinh, Trưởng Ban liên lạc; đồng chí Huỳnh Đức Hòa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thanh Minh; đồng chí Huỳnh Yên Trầm My, Thư ký Ban liên lạc, cùng đại biểu cựu tù thiếu nhi đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Lạt; đại diện lãnh đạo bảo tàng có đồng chí Lưu Phước Hiệp, Phó giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, đồng chí Phan Nhàn, Phó giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng, cùng các đồng chí thuộc các phòng chuyên môn của hai Bảo tàng.

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là một bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Nhận thấy Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt (1971 - 1973) là một di tích rất đặc biệt trong hệ thống các di tích nhà tù do chế độ cũ dựng nên ở miền Nam trước năm 1975, tuy tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng đã ghi đậm dấu ấn tội ác của một nhà tù đế quốc dành cho thiếu nhi yêu nước. Đồng thời, tại đây thể hiện sáng ngời phẩm chất anh hùng của tập thể tù chính trị thiếu nhi, những chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi đã không tiếc tuổi thanh xuân đẹp nhất đời người để sẵn sàng dâng hiến cho Tổ quốc. Mong muốn của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là được gặp gỡ các cựu tù thiếu nhi, bước đầu tiếp cận các vấn đề liên quan đến Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, để từng bước lập kế hoạch cụ thể phối hợp nghiên cứu, khai thác, sưu tầm và giới thiệu di tích đến đông đảo công chúng trong thời gian tới.

ap go cuu tu NLTN 2018 2

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm trước biểu tượng của di tích (Ảnh: Giáp Thắng)

Cuộc gặp mặt diễn ra trong không khí ấm áp, chân tình, đầy tinh thần trách nhiệm của các đại biểu. Các đại biểu cựu tù thiếu nhi năm xưa xúc động ôn lại những kỷ niệm một thời lao tù không thể nào quên, thân tình trao đổi một số vấn đề mà những người làm công tác bảo tàng rất quan tâm, như: sự khác biệt giữa Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt với các nhà lao lúc bấy giờ ở miền Nam; có hay không sự lãnh đạo của tổ chức đảng trong các hoạt động đấu tranh tại Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt; vai trò xung kích của tù nhân tuổi trẻ qua các phong trào đấu tranh trong các nhà lao của địch ở miền Nam thời bấy giờ; quá trình giác ngộ cách mạng, tiếp thu sự giáo dục, kinh nghiệm đấu tranh từ các thế hệ cha anh đi trước của tù nhân thiếu nhi; những chiến công, thành tích xuất sắc của tù nhân thiếu nhi trước khi bị địch bắt, đưa về giam giữ tại Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt…

Buổi gặp mặt đã thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng sâu đậm, cảm xúc tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất của tập thể tù chính trị Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt. Lãnh đạo hai bảo tàng đã trân trọng cảm ơn các đại biểu cựu tù chính trị thiếu nhi năm xưa, xác định trách nhiệm giới thiệu đến đông đảo công chúng về Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, đặc biệt góp phần tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Thái An