Chuyển đổi số - lời giải cấp thiết cho bài toán thu hút công chúng đến với bảo tàng
Mong muốn trở thành địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ của du khách, Bảo tàng Lâm Đồng và các bảo tàng trong nước đã không ngừng nỗ lực thay đổi suy nghĩ của công chúng về sự “khô cứng” của bảo tàng, để khoác lên mình chiếc áo mới thông qua việc đa dạng hóa các trải nghiệm. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ số đã tạo ra bước ngoặt, đáo ứng xu thế phát triển và thu hút công chúng.
Tập huấn phương pháp số hóa 3D cho di tích
Trước thực trạng nhiều di tích, hiện vật khảo cổ bị tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí rơi vào tình trạng lãng quên, cần thiết phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa nói chung và di tích nói riêng trên nền tảng công nghệ số. Trong tháng 10/2024, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ phối hợp với Trung tâm Văn hóa Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO tại Nara Nhật Bản (ACCU) đã tổ chức khóa tập huấn phương pháp số hoá 3D cho di tích.
Dã quỳ - Loài hoa độc đáo tại Đà Lạt
Đến với Đà Lạt vào tháng Mười một hàng năm, du khách sẽ cảm nhận đất trời cao nguyên chuyển mình sang đông, được đắm mình trong những làn gió lạnh cùng sắc vàng rực rỡ của hoa Dã quỳ trên những đồi thông xanh mướt, bên dòng suối trong veo, hay trên những con đường quanh co ẩn hiện trong làn sương.
Du sam, loài cây có giá trị cao về khoa học và kinh tế
Du sam là loài cây có giá trị cao về khoa học và kinh tế, đã được Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN, 2001) xếp vào nhóm loài rất nguy cấp (VU A1cd) và được xếp vào nhóm thực vật nguy cấp (EN) cần được bảo vệ nghiêm ngặt trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007. Để góp phần tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo vệ và nhân rộng loài Du sam quý hiếm, Bảo tàng Lâm Đồng đã thường trực trưng bày các hình ảnh, mẫu vật và tư liệu về loài cây này để du khách dễ dàng tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu.