Trưng bày thiên nhiên Lâm Đồng
Lâm Đồng là tỉnh miền núi nam Tây Nguyên với diện tích 9.764,79 km2, trong đó diện tích rừng chiếm 618.815 ha, với mật độ che phủ 63% diện tích toàn tỉnh. Hiện nay, Lâm Đồng có hai khu rừng quốc gia: vườn quốc gia Bidup Núi Bà và một phần vườn quốc gia Cát Tiên.
Trưng bày đặc trưng văn hóa các dân tộc Mạ, Cơho, Churu ở Lâm Đồng
Lâm đồng là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc. Theo thống kê gần đây, Lâm Đồng có tới 42 dân tộc. Trong đó người Mạ, Cơho và Churu là ba dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất này. Vì vậy, việc giới thiệu đặc trưng văn hóa các dân tộc bản địa: Mạ, Cơho và Churu là một trong những nội dung trưng bày chính của Bảo Tàng Lâm Đồng.
Trưng bày các hình ảnh, hiện vật Đà Lạt xưa
Đà Lạt - Cao nguyên Langbiang từ xa xưa là địa bàn cư trú của người Lạch, Chil thuộc dân tộc Cơho. Đến năm 1893, bác sĩ Alexandre Yersin - người Thụy Sĩ gốc Pháp thám hiểm Langbiang thì vùng đất này mới phát triển thành đô thị.
Phong trào đấu tranh cách mạng tỉnh Lâm Đồng
Nằm cuối dãy Trường Sơn - Nam Tây Nguyên trên độ cao khống chế đối với các vùng lân cận, Lâm Đồng có vị trí chiến lược rất quan trọng về quân sự. Lâm Đồng là đầu mối giao thông quan trọng nối liền Nam Bộ với Tây Nguyên, nối liền đồng bằng với miền Tây cực Nam Trung Bộ.
Trưng bày khảo cổ học Lâm Đồng
Lâm Đồng nằm cuối dãy Trường Sơn - Nam Tây Nguyên nơi chuyển tiếp giữa hai vùng địa hình: miền núi và đồng bằng. Do đó, hệ sinh thái: tài nguyên thiên nhiên, hệ động thực vật, đất đai, thổ nhưỡng… rất phong phú, đa dạng, thuận lợi cho việc tụ cư và phát triển kinh tế.
Nhân dân Lâm Đồng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa
Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ gian khổ và anh dũng của quân và dân ta, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hoà bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là xu thế phát triển tất yếu của đất nước và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.