Kết quả công tác nghiên cứu, sưu tầm - yếu tố quyết định nội dung trưng bày, triển lãm
Ngay sau khi đất nước độc lập, thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8 năm 1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt, với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh. Trải qua 46 năm hình thành và phát triển, Bảo tàng Lâm Đồng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và nhiều lần được nhận bằng khen của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Anh hùng liệt sỹ Lê Thị Pha - người cộng sản chân chính
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều tấm gương không sợ hiểm nguy, sẵn sàng xả thân để giành độc lập, tự do cho đất nước, tiêu biểu như Anh hùng liệt sỹ Lê Thị Pha. Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng ta cùng tìm hiểu về chị qua những hiện vật được trân trọng lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng. Chị chính là tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xứng đáng cho các thế hệ trẻ noi theo.
Nữ sinh Đặng Thị Ngọc Tuyền và 6 bức thư tuyệt mệnh
Hòa cùng phong trào đấu tranh cách mạng sục sôi tại các đô thị miền Nam, nửa đầu năm 1966, tại Đà Lạt đã dấy lên một cao trào đấu tranh tạo nên tiếng vang lớn của thanh niên, học sinh, sinh viên và những người dân lao động. Đậc biệt phong trào đấu tranh có sự tham gia tích cực của các tăng ni, tín đồ Phật giáo, với sự kiện tự thiêu của nữ sinh, Phật tử Đặng Thị Ngọc Tuyền, từng gây chấn động dư luận lúc bấy giờ.
Hiện nay, các bức thư tuyệt mệnh trước lúc ra đi của cô Đặng Thị Ngọc Tuyền đang được trân trọng lưu giữ và trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước tại Bảo tàng Lâm Đồng.
Bộ sưu tập cổ vật cung đình triều Nguyễn tại Bảo tàng Lâm Đồng
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Bảo tàng Lâm Đồng đã tiếp nhận 124 hiện vật từ Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính Lâm Đồng bàn giao. Các hiện vật từng được vua quan, hoàng tộc triều Nguyễn sử dụng, trong đó có một số hiện vật của vua Tự Đức, vua Khải Định, đặc biệt là những hiện vật của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu.