Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Giới thiệu chung

Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt - với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

MORE:
Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng được thành lập từ những ngày đầu giải phóng, trải qua hơn 40 năm hoạt động, các thế hệ cán bộ và nhân viên của bảo tàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn đảm đương tốt công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.
Sau nhiều lần thay đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của bảo tàng ngày càng trở nên hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Ngày 28/8/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc sáp nhập Ban quản lý di tích Cát Tiên vào Bảo tàng Lâm Đồng. Quyết định đã quy định về chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Bảo tàng Lâm Đồng dựa trên những đặc thù riêng của tỉnh Lâm Đồng.

  • Sơ đồ tổ chức:

MORE:
Kết quả công tác nghiên cứu, sưu tầm - yếu tố quyết định nội dung trưng bày, triển lãm

Ngay sau khi đất nước độc lập, thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8 năm 1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt, với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh. Trải qua 46 năm hình thành và phát triển, Bảo tàng Lâm Đồng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và nhiều lần được nhận bằng khen của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

Lễ kết nạp Đội TNTP Hồ Chí Minh tại địa chỉ đỏ - Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt

Hòa chung với không khí thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023) và kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt” (24/3/1963 - 24/3/2023). Xác định công tác phát triển đội viên mới là một nhiệm vụ trọng tâm không thể thiếu được nhằm tạo lực lượng kế thừa cho hoạt động sau này.

Tượng Ganesa tại Di tích Khảo cổ Cát Tiên

Di tích khảo cổ Cát Tiên thuộc thôn 1 – xã Quảng Ngãi – huyện Cát Tiên – tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện được hàng chục cuộc khai quật lớn nhỏ xuyên suốt từ khi phát hiện cho đến nay. Hơn một ngàn hiện vật đã được phát hiện. Mỗi một hiện vật mang một ý nghĩa, một câu chuyện khác nhau. Trong số những hiện vật đã phát hiện, tôi có ấn tượng rất lạ với tượng thần Ganesa không chỉ bởi hình thức thể hiện bên ngoài lạ mắt mà còn là câu chuyện thú vị về nguồn gốc vị thần này.

Có thể thấy rằng, loại hình tượng phát hiện ở di tích khảo cổ Cát Tiên tương đối ít. Trong số hiện vật đã khai quật tại Cát Tiên, chỉ phát hiện được 3 tượng Ganesa với những kích thước lớn nhỏ khác nhau. Có thể chủ nhân di tích Cát Tiên xưa không chú trọng nhiều đến vấn đề chế tác tượng thờ hay phù điêu mà chỉ tập trung vào việc xây dựng đền thờ và hiện vật bằng các chất liệu khác như vàng, bạc, đá quý,… Hoặc cũng có thể các tượng đã bị thất lạc trong các cuộc đào trộm trước đó?

DI TÍCH KIẾN TRÚC 1A (CÒN GỌI LÀ GÒ 1A)

Di tích này được phát hiện năm 1985 và khai quật khảo cổ năm 1994, đây là kiến trúc đền tháp, có bình đồ hình vuông (12mx12m). Cửa chính quay về hướng đông. Mặt bên trong tường tháp, gạch được xếp tương đối đều, liền khít với nhau; tường bên ngoài được xây theo lối giật cấp, thon dần lên cao, tạo cho ngôi tháp 1 thế đứng vững chãi.

Qua đợt khai quật đã phát hiện hàng trăm hiện vật như: tượng thần Ganesha bằng đá; ngẫu tượng Linga – Yoni bằng vàng, bạc; nhiều mảnh vàng dập nổi hình các vị thần như: Brahma, Vishnu, Shiva, Indra… Các con vật như: bò Nandin, voi, ngựa, ốc… Các linh vật như: đinh ba, chùy, giáo, lao, bánh xe luân hồi, hoa sen… Và một số mảnh vàng có khắc văn tự Sanskrit (chữ phạn). đặc biệt giữa lòng tháp, đã phát hiện được bộ linga – yoni cao lớn vào loại bậc nhất trong các đền tháp ở Đông Nam á (Linga cao 2.10m, đường kính 0.7m, chia làm 3 phần cân xứng và Yoni có cạnh dài 2.26m).

Căn cứ vào đặc điểm kiến trúc và các hiện vật thu thập được, các nhà khoa học nhận định: đây là 1 đền tháp Bà La Môn giáo, có niên đại khoảng thế kỷ VII-VIII.