Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Sưu tập đồ đá tại Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng hiện đang lưu giữ bộ sưu tập đồ đá rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng và công năng. Đây là sưu tập rất có giá trị trong việc nghiên cứu về đời sống sinh hoạt của con người tại vùng đất Nam Tây Nguyên thời tiền sử.

d1

Các hiện vật trong bộ sưu tập được phát hiện ở hầu hết các huyện trong tỉnh Lâm Đồng, trong đó tập trung chủ yếu tại các huyện Lâm Hà, Di Linh, Đức Trọng, Đơn Dương, Cát Tiên… Các hiện vật trong sưu tập bao gồm các loại hình công cụ lao động sản xuất như: cuốc đá, rìu đá, bàn dập hoa văn, khuôn đúc… Các công cụ được chế tác từ đá nguyên liệu có sẵn tại địa phương như: sa thạch, ôpal…, với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau, được các nhà khoa học xếp vào giai đoạn Hậu kỳ đá mới (có niên đại khoảng 3.000 năm cách ngày nay).
Qua các đợt khai quật tại huyện Lâm Hà, đã phát hiện nhiều công xưởng chế tác công cụ đá với quy mô khá lớn, đây là bằng chứng xác thực nhất về dấu vết cư trú của người xưa tại vùng đất Nam Tây Nguyên.

Đàn đá, phát hiện tại huyện Di Linh, có niên đại 3000 năm cách ngày nay
Đàn đá, phát hiện tại huyện Di Linh, có niên đại 3000 năm cách ngày nay
Rìu tứ giác
Rìu tứ giác
Rìu đá được phát hiện tại Lâm Đồng, có niên đại 3000 năm cách ngày nay
Rìu đá được phát hiện tại Lâm Đồng, có niên đại 3000 năm cách ngày nay
Rìu có vai
Rìu có vai
Previous Next
Đàn đá, phát hiện tại huyện Di Linh, có niên đại 3000 năm cách ngày nay Rìu tứ giác Rìu đá được phát hiện tại Lâm Đồng, có niên đại 3000 năm cách ngày nay Rìu có vai